Những Bật Mí Thú Vị Về Phong Cách Thiết Kế Indochine

Phong cách thiết kế Indochine không còn là cái tên xa lạ trên nhiều diễn đàn nhà đẹp. Sự đột phá trong thiết kế kết hợp chi tiết cổ điển, xen kẽ nét truyền thống tinh túy chính là ưu điểm đắt giá khiến phong cách này không ngừng được yêu thích. Hãy cùng Atlantic Design khám phá thông tin thú vị xoay quanh phong cách đặc biệt này.

phong-cach-thiet-ke-indochine
Cùng tìm hiểu những câu chuyện thú vị xoay quanh phong cách thiết kế Indochine

Sự ra đời phong cách thiết kế Indochine

Những thập niên đầu của thể kỷ XX, phong cách Indochine phát triển rầm rộ tại Việt Nam và một số quốc gia lân cận thuộc bán đảo Đông Dương. Indochine còn là một tên gọi khác của người Pháp để chỉ 6 quốc gia bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Ở nước ta, văn hóa người Pháp du nhập trong thời kỳ đô hộ đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách thiết kế thời đó và cả sau này. Không chỉ riêng mảng kiến trúc, Pháp còn áp đặt những quan niệm về các lĩnh vực khác như ẩm thực, tôn giáo, thời trang và nghệ thuật.

phong-cach-thiet-ke-noi-that-indochine-viet-nam
Phong cách Indochine là bước ngoặt lớn trong lịch sử các phong cách thiết kế Việt Nam

Vị cha đẻ đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời của phong cách thiết kế Indochine chính là Emest Hébrard (1875-1933). Ông là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học và là nhà quy hoạch người Pháp. Ông từng giữ chức Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp. Do đó, nền móng phát triển phong cách Đông Dương có sự đóng góp không nhỏ của vị kiến trúc sư này.

Phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine) đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhuyễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Đến nay, các công trình kiến trúc Indochine được mở rộng và xuất hiện nhiều hơn ở các hạng mục quan trọng như nhà hàng, resort, biệt thự, nhà phố, chung cư,…

Công trình phong cách Indochine đầu tiên tại Việt Nam

Chắc hẳn bạn đọc đã xem qua nhiều công trình, hạng mục phong cách Indochine. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi công trình đầu tiên thiết kế Indochine tại Việt Nam là gì? ở đâu và quá trình hình thành như thế nào. Hãy để Atlantic Design bật mí ngay sau đây.

truong-dai-hoc-dong-duong
Trường đại học Đông Dương đầu tiên tại Việt Nam

Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) mang phong cách “Kiến trúc Đông Dương” kết hợp giữa kiến trúc kinh viện Châu Âu với các thành phần và giải pháp kiến trúc bản địa được xây dựng ở Hà Nội do kiến trúc sư E.Hébrard thiết kế năm 1924. Nay được đổi tên thành Đại học Quốc gia Hà Nội. Một công trình kiến trúc có quy mô hoành tráng bậc nhất thời đó.

 Điểm nhấn cho khối trung tâm là bộ mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác, giữa các lớp mái là các cửa nhỏ trang trí hoa văn bên cạnh hàng con sơn đỡ mái theo kiểu Trung Hoa cổ. Bộ mái ngói còn được sử dụng như một hình thức kết thúc phương đứng ở hai cánh nhà, ở tiền sảnh phía sau nhà. Các cửa sổ cũng được che bởi các ô văng chéo dán ngói. Công trình là sự kết hợp thành công giữa kiến trúc văn hoá Phương Đông và Phương Tây nói chung ở Hà Nội.

Khám phá các công trình cổ phong cách Indochine nổi bật

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng lịch sử ngày nay) thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème – Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Đây được xem như là tòa nhà tiêu biểu cho phong cách thiết kế Indochine, cùng với sự phối hợp đỉnh cao giữa yếu tố văn hóa Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa.

bao-tang-lich-su-viet-nam-indochine-style
Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiêu biểu kiến trúc Indochine

Không gian chính sảnh kết cấu hình bát giác, mỗi cạnh lên đến 11m. Các không gian trưng bày được phân bổ khéo léo tạo thành tổng thể thoáng đạt. Phía dưới tầng trưng bày là một tầng trệt cao 2,5 m nơi tổ chức các phòng phục chế, lưu trữ, kho và bộ phận hành chính, tầng này cũng mang ý nghĩa của một tầng cách ẩm làm cho không gian trưng bày phía trên luôn khô ráo trong điều kiện độ ẩm cao ở Hà Nội.

tang-duoi-sanh-trung-bay
Sảnh trưng bày bên trong bảo tàng

Toàn bộ hệ mái khu trưng bày thiết kế theo kiểu mái chồng diêm hai lớp, dễ dàng bắt gặp ở những công trình tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam truyền thống. Phần mái sử dụng hoa văn trang trí đậm chất Á Đông cổ điển.

hoa-tiet-phan-mai
Cận cảnh họa tiết phần mái

Nhà thờ Cửa Bắc

Nhà thờ Cửa Bắc tọa lạc tại Hà Nội. Một công trình kiến trúc thủ đô độc đáo, đầy cuốn hút. Được khởi công xây dựng vào năm 1925 bởi cha xứ người Pháp tên là Antoine Depaulis (tên Việt gọi là Cố Hương) theo bản vẽ của kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard với mặt bằng kiến trúc nhà thờ kiểu Roman đồng thời kết hợp phong cách Á – Âu về tổng thể tạo nên đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương nổi tiếng.

phong-cach-thiet-ke-indochine-nha-tho
Nhà thờ Cửa Bắc, một trong những minh chứng lịch sử Indochine Style

Thiết kế nhà thờ ấn tượng với kiến trúc mái vòm ở trung tâm. Hình khối nhà thờ không tuân theo quy tắc đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên phải. Kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự hòa hợp với khung cảnh nhiệt đới đậm chất Đông Dương. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự trang nghiêm hài hòa cảnh vật xung quanh.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Hà Nội

Trụ sở Bộ Ngoại giao nguyên là Sở tài chính Đông Dương, được kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế năm 1924, khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn thành năm 1928. Tòa nhà có hệ mái ngói nhiều lớp kiểu kiến trúc phương Đông được thiết kế tinh tế, đặc biệt là lầu mái lớn ở khối trung tâm mặt đứng chính cùng với lớp mái phân tầng, che cửa sổ và mái tiền sảnh. Kiến trúc này kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp độc đáo.

phong-cach-thiẻt-ke-indochine-toa-nha-bo-ngoai-giao
Tòa nhà bộ Ngoại Giao Hà Nội (nguồn hình ảnh: baoquocte.vn)

Trải qua gần 100 năm lịch sử, tòa nhà Bộ Ngoại giao luôn được giới phê bình đánh giá cao kiến trúc đẹp, tiêu biểu nền văn hóa kiến trúc phương Đông. Hơn nữa, các phái đoàn Ngoại giao khi ghé thăm hết sức khen ngợi nét đẹp kiến trúc và lối thiết kế của tòa nhà này.

 Nhà Hát Lớn Hà Nội

Một công trình nổi tiếng khách không thể không nhắc tên là Nhà hát lớn Hà Nội. Công trình đồ sộ quy mô lớn với tổng chiều dài 87m, bề ngang trung bình 30m. Phần đỉnh mái cao nhất cao 34m so với nền đường, và diện tích xây dựng khoảng 2.600 m2. Sàn phòng lát gạch và trải thảm, các ghế ngồi thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp thế kỷ 19. Không gian nội thất nhà hát như một sự tổng hòa của các yếu tố ánh sáng, màu sắc và âm thanh.

dia-danh-phong-cach-indochine
Sự cộng hưởng chất Indochine trong thiết kế nhà hát lớn Hà Nội

Nổi bật cách bố trí nội thất Tây Âu, sàn lát đá cẩm thạch, đèn chùm lớn cùng bức bích họa kiểu Pháp trên trần nhà. Mang dáng vẻ Tân cổ điển Pháp kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Hòa nhập giữa những công nghệ tiên tiến Phương Tây thời bấy giờ, với một nền văn hóa Phương Đông có bề dày lịch sử lâu đời là điều tất yếu cần thực hiện.

Và sự pha trộn ấy đã mang tới phong cách thiết kế nội thất indochine được thực hiện ngay từ những công trình đầu tiên khi người Pháp tiến hành quy hoạch, cải cách đô thị Việt Nam từ những năm 1920.

>> So sánh những điểm khác nhau phong cách kiến trúc Indochine thời xưa và ngày nay.

>> Khám phá những điều ít ai biết về phong cách nội thất Indochine.

Liên hệ tư vấn thiết kế phong cách thiết kế indochine

Là một trong đơn vị chuyên tư vấn thiết kế và thi công phong cách thiết kế Indochine, đội ngũ Atlantic Design luôn chú trọng tâm tư chủ nhà gửi gắm trong không gian nội thất. Luôn luôn lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ KH về giải pháp thi công hợp lý, tiết kiệm. Chi tiết tư vấn vui lòng liên hệ số Hotline hoặc để lại thông tin, đội ngũ CSKH sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Nguồn tham khảo: Wikipedia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.