Phong cách kiến trúc Indochine do KTS người Pháp Emest Hébrard đặt nền móng đầu tiên năm 1920. Dần dần, Indochine đã chiếm lĩnh thị trường thiết kế của thập niên 60,70. Và trở thành phong cách thiết kế được yêu thích nhất hiện nay. Hãy cùng Atlantic Design ngắm nhìn địa danh mang phong cách Indochine nổi tiếng. Qua đó cùng đánh giá và so sánh điểm giống và khác nhau của một phong cách xuyên suốt 2 thời đại.
Nguồn gốc phong cách kiến trúc Indochine
Phong cách kiến trúc Indochine là sự kết hợp hoàn hảo phong cách Việt Nam và Pháp. Sự hình thành nét đặc trưng trong kiến trúc Indochine bắt nguồn từ sự đô hộ của Pháp tại Việt Nam từ năm 1862 đến năm 1945. Trong khoảng 83 năm, người Pháp đã áp đặt những thay đổi chính trị và văn hóa đáng kể đối với xã hội ta. Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp về nhiều mặt văn hóa, bao gồm kiến trúc, ẩm thực, tôn giáo, thời trang và nghệ thuật. Sự thay đổi này gọi chung là phong cách Indochine.
Công trình kiến trúc phong cách Indochine tiêu biểu
Trong lĩnh vực kiến trúc, Indochine style thể hiện chân thực qua “những minh chứng” xuyên suốt chiều dài lịch sử. Đó là những công trình kiến trúc trải dài trên mọi miền đất nước. Nơi từng được mệnh danh là “Paris của Phương Đông”, Hà Nội nổi bật với những biệt thự thuộc địa Pháp. Những đại lộ rợp bóng cây và nhiều tòa nhà hấp dẫn khác trong Khu phố Pháp. Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi là ví dụ điển hình cho phong cách Indochine. Sảnh đợi có gỗ quý, tranh in, đồ nội thất sang trọng và hoa lan trắng. Các phòng có lối vào trang nhã, sàn gỗ tối màu và quạt trần quay chậm.
Các địa danh sử dụng lối kiến trúc phong cách Indochine sẽ có giá trị vô giá và trường tồn dưới lớp bụi thời gian. Ở miền Trung, kiến trúc cố đô Huế là sự pha trộn giữa văn hóa triều Nguyễn, tư tưởng Phật Giáo và phong cách Pháp. Một công trình kiến trúc đáng chú ý khác đó là Khách sạn & Spa La Residence Huế – một kiệt tác trang trí nghệ thuật.
Tại miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ với các tòa cao ốc, chung cư hiện đại thay thế các tòa nhà cổ điển. Tuy nhiên, một số công trình kiến trúc của Pháp vẫn tồn tại sau quá trình đổi mới đô thị. Chẳng hạn như Nhà hát lớn Sài Gòn (1897), Nhà thờ Đức Bà (cuối năm 1800). Một địa danh khác là Tòa thị chính phức hợp (1908) và vẫn được sử dụng làm tòa nhà chính phủ và Bưu điện Trung tâm Sài Gòn.
Điểm giống nhau giữa phong cách Indochine xưa và nay
Cho dù ở thời đại nào, phong cách kiến trúc Indochine vẫn mang dáng dấp cổ điển, truyền thống. Nét truyền thống ấy không làm cho các công trình Indochine “già đi” mà trái lại thể hiện cốt cách dân tộc và tinh hoa văn hóa cần được nâng niu, gìn giữ. Những chất liệu quen thuộc, những kiểu dáng quen mắt, những chủ đề dân gian là những nhân chứng bất hủ của Indochine style.
Chất liệu nội thất
Đầu tiên, phải kể đến vật liệu làm nên cốt cách và linh hồn cho các công trình Indochine – vật liệu gỗ. Trong hầu hết các mẫu thiết kế Indochine từ xưa đến nay, vật liệu gỗ luôn được chú trọng khai thác sử dụng để phô bày vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Đánh thức tiếng nói vật liệu thể hiện nét mộc mạc, giản dị của gỗ trong mỗi thiết kế. Có thể nói gỗ là vật liệu chủ chốt và chiếm phần lớn về số lượng ở mỗi dự án mang phong cách Indochine.
Nét đẹp truyền thống
Thứ hai, nội thất Indochine luôn phát huy nét đẹp dân gian truyền thống. Gắn liền với đặc điểm tự nhiên và phong cách sống người Á Đông, thiết kế nội thất Đông Dương mang nét đẹp ý nhị, e ấp không phô trương quá mức. Khoe khéo nét đẹp tự nhiên vốn có của chất liệu, bước vào căn nhà sẽ có cảm giác hài hòa, gần gũi với thiên nhiên bình dị và an lành.
Chủ đề ứng dụng
Dù ở thời nào, chủ đề thể hiện trong phong cách kiến trúc Đông Dương không bị mai một. Bức vẽ tứ quý, tranh tứ linh, họa tiết phù điêu gỗ, tượng tròn truyền thống, linh vật phong thủy luôn được nhắc tên trong các công trình Indochine từ xưa đến nay. Mỗi một công trình đề cao giá trị ông cha để lại và phát huy nét đẹp về tôn giáo, văn hóa và con người Việt Nam.
Điểm khác nhau giữa kiến trúc Indochine xưa – nay
Trong thời kỳ đổi mới, nền kiến trúc có nhiều thay đổi cùng sự hội nhập công nghệ tiên tiến. Phong cách kiến trúc Indochine vẫn đứng hiên ngang như “tượng đài” phong cách mà khó style nào có thể ứng dụng trên nhiều hạng mục như vậy. Song, chúng ta phải ghi nhận sự cải tiến về chất lượng vật liệu, đa dạng mẫu mã và sự sáng tạo vượt bậc của nhà thiết kế góp phần không nhỏ khơi dậy phong trào nội thất Indochine.
Kiểu dáng phong phú
Đi theo bước tiến thời đại, phong cách kiến trúc Indochine cập nhập mẫu mã nội thất đa dạng hơn. Những kiểu dáng mới với đủ loại kích cỡ và tích hợp nhiều chức năng chắc chắn sẽ luôn là lựa chọn ưu tiên cho tổ ấm Indochine. Gia chủ không quá khó khăn chọn lựa món nội thất ưng ý, phù hợp không gian sống của mình.
Chất liệu cải tiến an toàn, bền bỉ
Nội thất phong cách kiến trúc Indochine ưu ái sử dụng chất liệu tự nhiên như mây, tre, cói và đặc biệt là gỗ. Công nghệ sản xuất hiện đại ngày nay đảm bảo chất lượng nội thất gỗ luôn bền đẹp, sáng bóng và bền bỉ theo thời gian. Quy trình sản xuất thông minh đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư trong thời gian ngắn. Việc cải tiến chất liệu nội thất không còn là vấn đề trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Kết hợp phong cách khác với Indochine
Nếu như phong cách Indochine của thập niên 60 chỉ tập trung vào chất cổ điển Pháp lãng mạn, bay bổng. Thì ở thời nay, Indochine style được biến hóa linh động với sự kết hợp đa dạng với các phong cách thịnh hành như Indochine Luxury, Indochine Modern, Indochine Tropical. Hòa nhập nhưng không hòa tan, chất Indochine không bao giờ bị lu mờ khi trộn lẫn với bất kỳ phong nào. Sự kết hợp của xu thế đương đại hòa quyện cùng không gian nội thất truyền thống, đem lại cái nhìn độc đáo và xúc cảm đặc biệt chỉ có ở chính nơi đó.
>> Tìm hiểu thêm những điểm nhấn đắt giá trong phong cách Indochine.
Liên hệ đơn vị tư vấn, thiết kế & thi công
Phong cách kiến trúc Indochine luôn là niềm tự hào của nền kiến trúc Việt Nam. Sự phát triển, đổi mới của kiến trúc hiện đại càng làm phong phú thêm và bổ sung thêm cho phong cách Indochine độc đáo và sáng tạo hơn. Đội ngũ Atlantic Design luôn sẵn sàng lắng nghe nguyện vọng và mong muốn khách hàng dành cho không gian sống của mình. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline hoặc để lại thông tin bên dưới, đội ngũ CSKH hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.