Có niên đại hơn 100 năm, các công trình kiến trúc Đông Dương đã trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc. Hôm nay hãy cùng Atlantic Design tìm hiểu nguồn cội phong cách Đông Dương và tham quan công trình tiêu biểu tại mảnh đất mệnh danh “hòn ngọc Viễn Đông”.
Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì?
Phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine) là sự kết hợp giữa phong cách Việt Nam và kiến trúc cổ điển Pháp. Ban đầu khi người Pháp mới mang phong cách này đến Việt Nam, những bất cập xảy đến do sự khác biệt về khí hậu, phong tục tập quán ở nước ta. Về sau này, vào khoảng những năm 30 40 thế kỷ XX, khi chế độ Pháp thuộc suy yếu, kiến trúc Đông Dương có sự thay đổi để thân thiện hơn với người dân.
Người đặt nền móng phong cách thiết kế Đông Dương đầu tiên tại Việt Nam là kiến trúc sư Ernest Hebrard. Ông đã có công không nhỏ tạo nên dấu mốc vàng son về phong cách thiết kế nổi bật nhất thời kỳ đó. Các tác phẩm do ông “cầm cân nảy mực” trải dài từ Hà Nội, Huế, Đà Lạt và Sài Gòn. Các công trình văn hóa, biệt thự, trường học, nhà ở là minh chứng sống động về lối sống của người Việt dưới xã hội cũ.
Có thể nói phong cách kiến trúc Đông Dương đã lưu giữ giá trị tốt đẹp của nền văn hóa bản địa cùng sự sáng tạo của các kiến trúc sư Pháp. Một phong cách thiết kế góp phần tôn vinh nét tinh hoa kiến trúc dân tộc. Ở đó, tất cả khía cạnh tốt đẹp của nghệ thuật dân gian truyền thống được khai thác và chuyển vào không gian kiến trúc. Từ đó tạo ra sự khích lệ sáng tạo cho các kiến trúc sư Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc.
Đặc điểm phong cách kiến trúc Đông Dương
Những thiết kế mang phong cách Đông Dương thường mộc mạc, giản dị và gần gũi tạo thiện cảm cho người dùng. Là “style” đề cao vẻ đẹp thiên nhiên, tình cảm yêu thương gia đình và nét văn hóa truyền thống cộng đồng. Tất cả tạo nên sức hút rất riêng mà không phải phong cách nào cũng có được. Sau đây Atlantic xin chỉ ra 5 đặc điểm dễ nhận biết nhất về kiến trúc Indochine để bạn đọc cùng nắm rõ.
Kiến trúc vòm
Một đặc trưng dễ nhận thấy ở các công trình Indochine đó chính là kiến trúc vòm. Từ thời xưa cho đến hiện tại, lối thiết kế này thực sự thông dụng và trở thành hình ảnh quen thuộc trong rất nhiều hạng mục kiến trúc Indochine. Hình dạng đặc biệt của vòm làm cho nội thất trở nên nguyên bản và mang tính biểu cảm hơn. Những đường cong mềm mại có tác động tích cực đến trạng thái cảm xúc của con người. Do đó, ở một số hạng mục Resort Indochine hoặc Spa Indochine lấy cảm hứng thiết kế từ hình ảnh mái vòm.
Hơn nữa, thiết kế mái vòm giúp chiều cao căn phòng nhỉnh hơn, trông thông thoáng hơn bình thường. Trong công trình nhà ở hiện nay, cấu trúc mái vòm được ứng dụng phổ biến làm cửa ra vào, không gian kết nối giữa các phòng và đôi khi kiêm cả vai trò trang trí.
Giải pháp kiến trúc
Kiến trúc Đông Dương luôn có giải pháp thích hợp để phù hợp khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam. Giải pháp về sự cách nhiệt, tăng tính thông thoáng được quan tâm hơn cả. Đối với phong cách Indochine, việc sử dụng vật liệu tự nhiên giúp hạn chế lượng nhiệt hấp thụ vào nhà. Không gian nội thất giảm thiểu vách ngăn, tạo độ thông thoáng giúp gió dễ dàng lưu thông trong nhà. Sử dụng mái hai lớp, ở giữa có tầng không khí sẽ chống nóng tốt, cách nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, những căn nhà có khuôn viên nên kết hợp hài hòa với cây xanh, thảm cỏ hạn chế bức xạ nhiệt từ bên ngoài, góp phần làm đẹp công trình.
Sử dụng hệ mái đặc biệt
Các công trình thiết kế kiến trúc Đông Dương phổ biến với hình ảnh mái ngói hoặc mái bằng đối với công trình quy mô lớn. Mái ngói sẽ được thiết kế nhô ra để che mưa che nắng. Đồng thời lắp đặt thêm hệ thống thu nước nằm dọc phần mái để hút nước mỗi khi trời mưa. Ở một số công trình thiết kế theo lối Indochine truyền thống, phần mái sẽ được cách điệu cong vút phần góc. Thiết kế mái chồng diêm cùng hoa văn trang trí đỉnh mái là đặc trưng rõ nét nhất ở một số công trình truyền thống.
Thiết kế hệ cửa
Điểm gây ấn tượng và sự thích thú đối với phong cách kiến trúc Đông Dương chính là phần hệ cửa. Đa phần hệ thống cửa thường được bố trí cao và rộng mở. Hệ thống cửa sổ thông dụng nhất là kiểu cửa lá sách. Với đặc điểm này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ở một số công trình Indochine cổ và cho đến ngày nay vẫn được thịnh hành. Và đặc biệt ở Indochine, thiết kế cửa sổ không chỉ được bố trí trên tường mà còn có thể bố trí ở phía hành lang.
Họa tiết trang trí
Kiến trúc Đông Dương ghi trọn dấu ấn văn hóa dân gian truyền thống. Ý tưởng hoa văn thiết kế lấy cảm hứng rất lớn từ khía cạnh văn hóa và nghệ thuật. Kiểu dáng đa dạng như lưỡng long chầu nguyệt, pháp vân, lân sư, rồng phụng… Đó là đối với chủ nghĩa thiết kế kiểu hoài cổ, phục cổ. Đối với chủ nghĩa tư duy sáng tạo và đổi mới sẽ có sự xuất hiện yếu tố “hợp thời đại” để dung hòa với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên không làm mất đi chất Indochine vốn có, các nhà thiết kế chỉ làm phong phú thêm cho phong cách kiến trúc Indochine mà thôi.
Dòng chảy lịch sử trong các công trình kiến trúc Đông Dương
Có thể khẳng định rằng các công trình Đông Dương cổ điển đã góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Mảnh đất được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông” – Sài Gòn đã có hơn 320 năm lịch sử hình thành và phát triển di sản văn hóa. Trong đó, di sản kiến trúc Đông Dương là ví dụ tiêu biểu cho thời kỳ kiến trúc đỉnh cao thế kỷ XX. Theo dòng chảy lịch sử, các công trình được bảo tồn và gìn giữ nghiêm ngặt để mang lại giá trị tốt đẹp đến cho đời sau. Sau đây, chúng ta cùng chiêm ngưỡng một số địa danh mang phong cách Indochine tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bưu điện trung tâm Thành phố
Công trình xây dựng trong khoảng thời gian 1886-1891 với kiến trúc kết hợp phương Tây và phương Đông. Được đánh giá là một trong công trình tuyệt nhất tại thành phố, bưu điện nổi bật lối kiến trúc Đông Dương đầy độc đáo và đẹp mắt. Những ô cửa mái vòm đạt đến độ cong hoàn mỹ thực sự ấn tượng ngay từ bước chân đầu tiên. Những hàng cột sắt màu xanh lá cây với những hàng ghế gỗ được xếp ngay ngắn hai bên lối vào.
Chính giữa công trình là hình chiếc đồng hồ lớn với đường nét hoa văn tinh tế. Phía dưới đồng hồ là những con số thể hiện năm khởi công xây dựng và khánh thành của tòa nhà. Trên những ô cửa là những bức tượng đội vòng nguyệt quế được đắp nổi cùng các tấm biển ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện: Laplace, Voltaire, Arage,…
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng được khởi công xây dựng từ năm 1885 và hoàn thành vào 1890. Tòa nhà gây ấn tượng với phong cách kiến trúc gothique với phần mái mang dáng dấp kiến trúc Á Đông. Nơi đây lưu giữ những dấu ấn kiến trúc Indochine thời kỳ trước. Từng chi tiết nhỏ của bảo tàng đều tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Nếu ai yêu thích phong cách Indochine, không thể bỏ qua địa danh này.
Khách sạn Continental
Khách sạn được xây dựng bởi người Pháp khởi xây vào năm 1878 và hoàn thành 2 năm sau đó. Khách sạn là một trong những tòa nhà lâu đời bậc nhất của Sài Gòn. Nhưng nét kiến trúc xưa với mái ngói đỏ, bức tường gạch, trần nhà cao và phòng khách rộng rãi vẫn được giữ nguyên.
>> Xem thêm những điểm nhấn đắt giá phong cách Indochine.
>> Tham khảo 4 bước chọn nội thất phong cách Đông Dương chuẩn đẹp.
Liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế & thi công
Kiến trúc Đông Dương là đại diện phong cách thiết kế đáng tự hào của người Việt. Ngày càng có đông đảo sự quan tâm và yêu thích của người tiêu dùng dành cho phong cách đặc biệt này. Và Atlantic Design vinh dự là đơn vị chuyên gia tư vấn thiết kế và thi công các hạng mục công trình Indochine. Nếu bạn đang có nhu cầu và cần sự tham vấn của kiến trúc sư, vui lòng để lại lời nhắn bên dưới, chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.